Tất tần tật về eSIM: Bạn có nên sử dụng eSIM không?

Tất tần tật về eSIM: Bạn có nên sử dụng eSIM không?
Mục lục

Chắc hẳn đâu đó bạn đã từng nghe tới tên gọi eSIM, thế nhưng cụ thể là gì và ưu nhược điểm ra sao thì hãy cùng Hoàng Hải Mobile tìm hiểu trong bài viết này nhé.

eSIM là gì?

eSIM, viết tắt của "embedded SIM," là một loại SIM điện tử thay thế cho các SIM vật lý truyền thống. Với kích thước nhỏ gọn (dài khoảng 6 mm, rộng 5 mm, độ dày 0.67 mm), eSIM được hàn trực tiếp vào bảng mạch của thiết bị trong quá trình sản xuất. Điều này khác biệt so với các SIM vật lý có thể tháo rời qua khe cắm trên điện thoại.

eSIM lần đầu tiên xuất hiện năm 2017 trên 2 sản phẩm của Google là Google Pixel 2 và Google Pixel 2 XL. Nhưng mãi cho đến khi Apple sử dụng công nghệ này series iPhone X (XR, XS, XS Max) của hãng thì eSIM mới trở nên phổ biến hơn.

Vì được hàn trực tiếp với bảng mạch của thiết bị trong quá trình sản xuất, eSIM còn là giải pháp tuyệt vời cho thiết bị điện tử có kích thước nhỏ gọn. Những thiết bị không có đủ không gian để chứa thẻ SIM nhựa thông thường.

Ưu điểm của eSIM

- Tiện lợi và nhỏ gọn: Với kích thước nhỏ hơn, eSIM tiết kiệm không gian bên trong thiết bị và loại bỏ khe SIM truyền thống.

- Dễ dàng chuyển đổi nhà mạng: Người dùng có thể chuyển đổi nhà mạng và gói cước thông qua phần mềm mà không cần thay đổi SIM vật lý.

- Bảo vệ phần cứng: Không có khe cắm SIM giúp ngăn chặn bụi và tạp chất xâm nhập vào bên trong điện thoại.

- Hỗ trợ nhiều số thuê bao: eSIM cho phép tích hợp đến 5 số thuê bao, dù tại một thời điểm chỉ có thể sử dụng một số.

- Khó bị tháo rời: Trong trường hợp mất máy, eSIM không thể bị tháo ra khỏi thiết bị, giúp bạn có thể liên lạc với người giữ máy.

Nhược điểm của eSIM

Dù có nhiều ưu điểm, eSIM vẫn tồn tại một số hạn chế:

- Khả năng bắt sóng: Một số người dùng phàn nàn rằng eSIM có khả năng bắt sóng kém hơn so với SIM vật lý.

- Phù hợp với người trẻ: eSIM thích hợp hơn cho những người có kiến thức cơ bản về công nghệ. Đối với đối tượng ít am hiểu công nghệ thì có thể sẽ gặp một chút bất tiện.

- Khó khăn khi chuyển đổi thiết bị: Chuyển đổi eSIM giữa các thiết bị mới cần sự hỗ trợ từ nhà mạng hoặc đến các cửa hàng có dịch vụ chuyển đổi.

- Phụ thuộc vào kết nối internet: Việc di chuyển dữ liệu từ eSIM cần có kết nối internet để truyền thông tin như danh bạ, tin nhắn.

eSIM trên iPhone: Nên dùng hay không?

Các dòng iPhone mới nhất hỗ trợ eSIM đã cải tiến đáng kể. Để sử dụng eSIM trên iPhone, bạn cần sở hữu một chiếc iPhone chạy iOS 12.1 beta trở lên. Việc nên dùng hay không phụ thuộc vào nhu cầu của từng người, nếu những nhược điểm đã nêu ở trên không ảnh hưởng nhiều đến bạn thì hãy sử dụng eSIM. Mặc dù một số người cho rằng eSIM bắt mạng kém hơn, nhưng về mặt lý thuyết, eSIM và SIM vật lý đều sử dụng chung một nhà mạng nên chất lượng dịch vụ là tương đương. 

Kết luận

Việc quyết định sử dụng eSIM hay SIM vật lý phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân và cách sử dụng hàng ngày của bạn. Nếu bạn cần tích hợp nhiều số thuê bao và thích sự tiện lợi trong việc chuyển đổi nhà mạng, eSIM là lựa chọn thông minh. Ngược lại, nếu bạn ưu tiên sự tiện lợi khi chuyển đổi SIM giữa các thiết bị, SIM vật lý sẽ phù hợp hơn.

Hi vọng bài viết này sẽ mang lại góc nhìn hữu ích cho bạn khi lựa chọn loại SIM phù hợp nhất.

Chia sẻ